Hotline:  0973 423 853
Email:  dichvucapphepmoitruong@gmail.com
Dịch vụ
Xử lý nước thải bột mì
Xử Lý Nước Thải | 06/06/2019
1775 Views luợt xem

Xử lý nước thải bột mì. Hãy đến với công ty môi trường KHOA HỌC MỚI chuyên tư vấn thiết kế và cải tạo hệ thống xử lý nước thải. Công ty có đội ngũ trình độ kỹ thuật chuyên sâu về môi trường, thiết kế các hệ thống hiện đại, chi phí đầu tư hợp lý, hoàn thành theo đúng thời gian đề ra.

MỘT SỐ CÔNG NGHỆ TRONG THIẾT KẾ, THI CÔNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỘT MÌ

  • Xử lý nước thải bột mì bằng phương pháp sinh học hiếu khí : Biện pháp này dùng các vi sinh vật hiếu khí phân hủy các chất hữu cơ trong nước và các thành phần gây ô nhiễm thành các chất vô cơ không gây ô nhiễm.
  • Xử lý nước thải bột mì bằng phương pháp sinh học kị khí : Biện pháp này dùng các vi sinh vật kị khí để phân hủy các chất hữu cơ và các thành phần gây ô nhiễm trong nước. Cơ chế phân hủy này diễn ra trong điều kiện kị khí nên có thể áp dụng cho những nơi có quỹ đất hẹp và không có mặt thoáng lớn; có thể áp dụng trong khu vực đông dân cư.
  • Xử lý nước thải bột mì bằng phương pháp đệm di động (MBBR) : Quá trình xử lý sử dụng các loại vi sinh vật bám dính, tuy nhiên giá thể vi sinh được sử dụng trong công nghệ này là giá thể đệm di động có diện tích bề mặt rất lớn, do chúng luôn chuyển động trong bể nên đã tận dụng được tối đa diện tích bề mặt của giá thể vi sinh, do đó mật độ sinh vật trong công trình xử lý MBBR rất lớn, bên cạnh đó việc giá thể chuyển động làm tăng khả năng hòa tan oxy vào nước, điều này khiến hiệu quả xử lý theo công nghệ này cao hơn nhiều so với những công nghệ khác.

cong nghe mbbr

 

THÀNH PHẦN NƯỚC THẢI TRONG THIẾT KẾ, THI CÔNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỘT MÌ

Nguồn thải chủ yếu của ngành sản xuất bột mì chủ yếu từ quy trình sản xuất như: nước rửa củ và tách tinh bột.. Nước thải thường có mùi hôi chua, nước đục… Do trong khoai mì có chứa một hàm lượng lớn protein, cellulose, đường và tinh bột… Đây chính là nguồn gây ô nhiễm trực tiếp cho nước thải, vì vậy trong nước thải có chứa hàm lượng BOD, COD, SS rất cao, ngoài ra trong nước thải còn có chứa chất độc cyanua tồn tại trong nước ở dạng HCN– (chất độc gây nguy hiểm cho con người và sinh vật, ảnh hưởng đến quá trình phân hóa của hệ thần kinh).

Ở Việt nam quy trình sản xuất sử dụng 10-20m3/tấn sản phẩm 95% lượng nước sử dụng được thải ra ngoài được mang theo 1 phần tinh bột không thu hồi, các protein, chất béo và các chất khoáng… trong dịch bào của củ và cả những thành phần như SO32- , SO42- từ công đoạn tẩy trắng sản phẩm. Nước thải tinh bột mì có lưu lượng lớn, hàm lượng cặn lơ lửng và nồng độ chất hữu cơ cao (COD: 5000 – 20000 mg/l), nước trắng đục, mùi chua nồng đã và đang gây ô nhiễm đáng kể đến môi trường.

SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ TRONG THIẾT KẾ, THI CÔNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỘT MÌ MÀ CÔNG TY KHOA HỌC MỚI ĐÃ THỰC HIỆN

Hệ thống xử lý nước thải  bột mì Công ty bột mì Toàn Năng – Bình Phước

 

he thong xu ly nuoc thai bot mi toan nang

 

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bột mì

so do xu ly nuoc thai bot mi

Lượng nước thải do ngành công nghiệp chế biến bột mì thải ra nếu không qua xử lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường. Do đó nước thải này cần phải được xử lý trước khi xả thải.

Nước thải sau khi thải bỏ sẽ đi qua các mương thoát nước thải, tại các mương này có đặt các song chắn rác thô nhằm loại bỏ các chất rắn. Sau đó nước thải sẽ đưa vào Bể chứa nước chính của hệ thống xử lý nước thải tập trung của nhà máy.

Để tránh hiện tượng quá tải ở Bể chứa nước chính, hệ thống xử lý nước thải tập trung xây thêm một Bể chứa nước dự phòng. Nước từ mương dẫn sẽ chảy vào Bể chứa nước chính, khi lượng nước từ quá trình sản xuất quá nhiều, nước sẽ được đưa qua Bể chứa nước dự phòng tránh hiện tượng quá tải cho hệ thống. Khi lượng nước ở Bể chứa nước chính giảm đi, nước thải từ Bể chứa nước dự phòng sẽ được Bơm thoát nước bổ sung bơm nước về Bể chứa nước chính.

Nước thải từ Bể chứa nước chính sẽ được hệ thống Bơm thu gom luân phiên hoạt động bơm nước thải về Bể điều hòa.

Bể điều hòa

Tại bể điều hòa, hóa chất NaOH được châm vào bể với liều lượng nhất định được điều khiển bởi Bộ điều chỉnh pH nhằm ổn định giá trị pH cho các công trình xử lý phía sau. Bể điều hòa được thiết kế cung cấp khí Oxy bằng máy thổi khí, các hóa chất được hòa trộn nhanh và đều vào trong nước thải. Nhờ quá trình xáo trộn này mà hỗn hợp nước thải qua bể điều hòa giải phóng lượng Chlor dư (sinh ra do công tác vệ sinh khử trùng) và các chất hoạt động bề mặt trong nước thải, đồng thời phân hủy một phần chất hữu cơ trong nước thải (khoảng 10%COD)

Cụm bể sinh học

Tại Bể lọc sinh học thiếu khí – Anoxic, NO3– trong nước thải sinh ra từ quá trình oxy hóa amoni ở trong bể hiếu khí, được bơm tuần hoàn về bể anoxic, cùng với bùn hoạt tính, và nước thải nạp vào, với điều kiện thiếu oxy (anoxic) được tạo ra từ Máy khuấy chìm Mixer quay với tốc độ chậm, quá trình khử NO3– thành N2 tự do được thực hiện,và N2 tự do sẽ thoát ra ngoài không khí. Hàm lượng Nitơ tổng trong nước thải giảm xuống mức cho phép.

Tiếp theo, nước thải sẽ được bơm tuần hoàn bơm nước thải qua quá trình xử lý sinh học tiếp theo là Bể lọc sinh học hiếu khí – Oxic. Bể này được chia làm 03 bể nhỏ, nước thải sẽ lần lượt qua bể sinh học hiếu khí thứ nhất, thứ hai, thứ ba để loại bỏ dần các chất ô nhiễm. Thiết bị thổi khí tại 03 bể được vận hành liên tục nhằm cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí hoạt động.

Ngoài ra, trong Bể lọc sinh học hiếu khí thứ hai được lắp đặt các giá thể vi sinh đặt ngập trong nước. Giá thể vi sinh dính bám có chức năng xử lý hoàn thiện các hợp chất Nitơ, Phospho còn lại trong nước thải.

Một phần bùn trong Bể lọc sinh học hiếu khí sẽ được tuần hoàn lại Bể lọc sinh học thiếu khí nhằm cung cấp vi sinh cho bể thiếu khí hoạt động. Phần nước thải sau khi qua Bể lọc sinh học hiếu khí đã loại bỏ được phần lớn chất ô nhiễm sẽ chảy vào Bể lắng sinh học.

Bể lắng sinh học

Tại bể có gắn Motor khuấy gạt bùn, bể này diễn ra quá trình phân tách giữa nước sạch và hỗn hợp bùn hoạt tính, các chất rắn lơ lửng và vi khuẩn gây bệnh. Dòng bùn trong bể lắng sinh học được chia làm 02 dòng:

–           Dòng 1: được Bơm tuần hoàn bơm về bể lọc sinh học hiếu khí để duy trì mật độ sinh khối, giúp vi sinh vật hoạt động tốt hơn, chất lượng sau xử lý ổn định, đạt tiêu chuẩn cho phép.

–           Dòng 2: được bơm hút bùn bơm về Bể nén bùn để phân tách dòng bùn đậm đặc.

Nước thải sau khi qua bể lắng sinh học sẽ chảy qua Bể phản ứng keo tụ.

Bể phản ứng keo tụ

Tại bể keo tụ, hóa chất PAC (vai trò keo tụ tạo bông) được châm vào bể với liều lượng nhất định. Dưới tác dụng của hóa chất này và hệ thống Motor cánh khuấy với tốc độ chậm, các bông cặn li ti từ bể điều hòa sẽ chuyển động, va chạm, dính kết và hình thành nên những bông cặn tại bể phản ứng keo tụ có kích thước lớn to dễ lắng, sau đó nước tự chảy qua Bể tạo bông (kết tủa).

Bể tạo bông (kết tủa)

Tại bể tạo bông, polymer(vai trò trợ keo tụ tạo bông) được bơm định lượng châm vào bể với liều lượng nhất định. Nhờ có polymer này và hệ thống Motor cánh khuấy với tốc độ chậm mà các bông bùn hình thành sẽ to hơn, có kích thước lớn to dễ lắng vì vậy mà hiệu quả lắng tốt hơn, nước sẽ được xử lý hiệu quả hơn. Nước sau đó sẽ tự chảy vào Bể lắng hóa lý.

Bể lắng hóa lý

Được thiết kế theo kiểu bể lắng đứng có gắn Motor khuấy gạt bùn, tiếp nhận dòng nước từ Bể tạo bông. Nhiệm vụ của bể này là kết thúc quá trình tách pha, loại bỏ lượng chất rắn lơ lửng ra khỏi dòng nước thải dưới dạng bông bùn.

Lượng bùn tách ra từ bể lắng hóa lý, được dẫn về bể nén bùn để nén tách nước.

Bể khử trùng

Có nhiều phương pháp để xử lý nước thải, ở đây ta chọn phương pháp khử trùng bằng chất oxy hóa mạnh. Hóa chất NaClO được thêm vào nhằm oxy hóa, diệt các vi trùng, vi khuẩn tồn tại trong nước. NaClO là chất diệt trùng mạnh sẽ khuyếch tán  qua lớp vỏ tế bào sinh vật ⇒ gây phản ứng với men tế bào ⇒ làm phá hoại các quá trình trao đổi chất của tế bào vi sinh vật..

Nước thải sau khi xử lý theo quy trình công nghệ như trên, đảm bảo đạt Tiêu chuẩn xả thải theo Quy chuẩn quốc gia hiện hành về chất lượng nước thải công nghiệp – QCVN 40:2011/BTNMT – CỘT B (với Kq = 0,9, Kf = 1,1)

Bể lọc áp lực

Trong hệ thống xử lý nước thải này sẽ được bố trí thêm Bể lọc áp lực sau Bể khử trùng nhằm mục đích tránh hiện tượng nước thải lúc nước thải quá tải hay có sự cố trong quá trình xử lý,  nước thải sau khi qua bể khử trùng không đạt chuẩn.

Nước thải sau khi khử trùng, được bơm áp lực bơm vào Bể lọc áp lực để xử lý triệt để. Các chất rắn không tan và tan đều được giữ lại khi nước đi qua các lớp vật liệu lọc, nước trở nên sạch hơn sau khi qua hệ thống. Sau mỗi chu kỳ lọc, cặn dính bám trên bể mặt lớp vật liệu lọc ở những lớp trên cùng và chúng được lấy ra bằng phương pháp rửa ngược, cặn bẩn sẽ được xới tung lên và các hạt vật liệu lọc va chạm, ma sát vào nhau sẽ tự làm sạch bề mặt của chúng, nước nhiễm bẩn được tháo ra khỏi bồn bằng đường thải riêng biệt về Bể chứa nước chính.

Nước sạch sau xử lý sẽ được thải vào hệ thống thoát nước Khu công nghiệp.

Bể nén bùn

Bể nén bùn có chức năng lưu trữ lượng bùn dư, lắng tách nước và làm giảm độ ẩm của bùn. Phần nước trong trên mặt được tuần hoàn về bể chứa nước chính, còn phần bùn cô đặc sẽ được bơm lên hệ thống máy ép bùn để ép khô, định kỳ thu gom xử lý hoặc tái sử dụng.

Xem thêm:  Xử lý nước thải, Xử lý nước thải nhà máy dệt nhuộm