Hotline:  0973 423 853
Email:  dichvucapphepmoitruong@gmail.com
Dịch vụ
Hệ thống xử lý nước thải cao su
Xử Lý Nước Thải | 06/06/2019
1358 Views luợt xem

Hệ thống xử lý nước thải cao su được  Công ty CP TM DV Khoa Học Mới  chuyên tư vấn cải tạo, nâng cấp với công nghệ tiên tiến nhất, tiết kiệm chi phí nhất.

Vấn đề cần thiết phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải cao su đạt chuẩn

Sự phát triển không ngừng của nền công nghiệp đã và đang mang đến những thách thức to lớn cho con người về vấn đề môi trường. Hoạt động sản xuất của các xí nghiệp, công ty đang ngày ngày đưa vào môi trường sống một lượng thải lớn các chất thải rắn, khí thải và nước thải. Trong số đó, nước thải là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Bởi lẽ nước thải là nguồn gây ô nhiễm trực tiếp và nhanh nhất đến các hệ môi trường nước, đất và cả môi trường không khí.

Thế nhưng, một thực tế là còn khá nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thật sự chú trọng vấn đề này. Một số doanh nghiệp tiến hành xây dựng hệ thống xử lý nước thải theo kiểu hình thức tránh sự quản lý của cơ quan chức năng và cộng đồng.

Một số khác vì muốn tiết kiệm chi phí đã dẫn đến vận hành hệ thống không đạt được hiệu quả như thiết kế.

Một số doanh nghiệp lại chọn sai đơn vị tư vấn thiết kế, xây dựng hệ thống khi đưa ra thiết kế không phù hợp, không xác thực và gây nên những khó khăn trong công tác vận hành sau này, sửa chữa nhiều lần mà vẫn không được như mong muốn.

Hay đơn giản hơn do nhân viên vận hành không có chuyên môn về xử lý nước làm cho công tác xử lý không đạt yêu cầu.

Tất cả đều do sự chủ quan trong công tác bảo vệ môi trường và do cái gọi là tiết kiệm chi phí không đáng có của Chủ đầu tư.

Vì sao lựa chọn Công ty CP TM DV Khoa Học Mới xây dựng hệ thống xử lý nước thải cao su cho công ty mình?

Là một đơn vị tư vấn thiết kế, xây dựng hệ thống xử lý nước thải chuyên nghiệp với đội ngũ kỹ sư năng động, có chuyên môn,  Công ty CP TM DV Khoa Học Mới  luôn mang đến cho các doanh nghiệp những phương án xử lý tốt nhất với chi phí phù hợp nhất, hiệu quả tối ưu nhất.

Chúng tôi khuyến cáo các doanh nghiệp ưu tiên sử dụng những công nghệ tiên tiến tiết kiệm chi phí vận hành. Tùy loại hình nước thải, chúng tôi sẽ đưa ra những phương pháp xử lý phù hợp nhất. Dựa trên nhu cầu và mức tài chính của doanh nghiệp chúng tôi sẽ tư vấn lựa chọn vật tư thiết bị hợp lý nhất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng của hệ thống xử lý.

Đặc biệt, với những hệ thống xử lý nước đang hoạt động gặp phải khó khăn trong công tác vận hành,  Công ty CP TM DV Khoa Học Mới  sẽ tư vấn miễn phí công tác khắc phục và sẵn sàng tư vấn cải tạo, nâng cấp nếu Quý doanh nghiệp có nhu cầu.

xlnt cao su4

Hệ thống xử lý nước thải cao su mà Khoa Học Mới thiết kế, thi công, xây dựng ở Tây Ninh

Giới thiệu công nghệ xử lý nước thải cao su tiên tiến mà công ty chúng tôi áp dụng cho khách hàng của Công ty Khoa Học Mới

he thong xu ly nuoc thai cao su

Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải cao su

Nước thải sản xuất của Nhà máy gồm có 02 nguồn:

Nguồn 1: Nước thải phát sinh trong dây chuyền sản xuất mủ ly tâm (từ mủ nước) & dây chuyền sản xuất mủ skim (phế phẩm của mủ skim). Thành phần ô nhiễm bao gồm: cặn mủ dư thừa bị rửa trôi, Amoniac (chất chống đông) và Acid Acetic hoặc Acid Formic (chất đánh đông). Vì thế, nguồn nước thải này có màu trắng đục, mùi hôi rất đặc trưng của Amoniac và pH rất thấp (4 ÷ 5,5).

Nguồn 2: Nước thải phát sinh từ quy trình tẩy rửa găng tay thành phẩm. Thành phần ô nhiễm bao gồm: một ít vụ mủ và bột mì dư thừa bị rửa trôi và một lượng lớn Chlorine dư (chất tẩy rửa). Vì thế, nguồn nước thải này có màu trắng nhạt ít đục, mùi hôi rất đặc trưng Chlorine và pH tương đối cao (7,5 ÷ 8,5).

02 nguồn nước thải trên được gom chung lại và đặt ống dẫn cho tự chảy vào khu vực xử lý. Đầu tiên là 02 nguồn nước thải cùng chảy tràn qua các ngăn của bể tách mủ. Tại 20 ngăn đầu có lắp hệ thống sục khí để gây phản ứng triệt tiêu Amoniac và khử tính sát trùng của Chlorine. 14 ngăn cuối không sục khí nhằm tạo ra mặt nước tĩnh, hỗ trợ quá trình kết đông của lượng mủ thừa, và từ đó gạn hết lượng mủ thừa và lắng bớt một phần chất cặn bã có trong nước thải.

Sau đó, dòng nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt (sau khi qua bể tự hoại) được tập trung tại bể điều hòa. Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải để tạo ra một dòng chảy ổn định khi qua các công trình đơn vị phía sau. Trong bể có lắp hệ thống sục khí nên sẽ phân hủy được một phần chất hữu cơ có trong nước thải, và được châm vào một lượng hóa chất (Xút – NaOH) bằng bơm định lượng nhằm trung hòa lại lượng acid thừa trong sản xuất và nâng pH phù hợp với quy trình xử lý sinh học. Quá trình châm Xút được kiểm soát bằng 01 bộ pH Controler nhằm bổ sung kịp thời và đủ lượng hóa chất cần thiết, đảm bảo duy trì pH ở khoảng (8 ÷ 9) để ức chế sự hoạt hóa của lượng Chlorine dư, đồng thời tạo môi trường kiềm cho hệ vi sinh phát triết tốt hơn. Sau đó bơm điều hòa đưa nước sang cụm bể xử lý hóa lý.

Cụm bể xử lý hóa lý bao gồm bể keo tụ (được châm PAC), bể tạo bông (được châm Polymer) và bể lắng hóa lý (dạng bể lắng đứng). Cụm bể này có chức năng xử lý sơ bộ, giảm 50% COD và 70% TSS trong nước thải. Sau đó, nước thải sẽ tự chảy qua cụm bể xử lý sinh học để xử lý triệt để hơn.

Quá trình xử lý sinh học được ứng dụng trong hệ thống gồm 3 bể lọc sinh học. Nước thải sau bể điều hòa được bơm lên bể lọc sinh học kỵ khí – UASB rồi tự chảy xuống bể lọc sinh học thiếu khí – ANOXIC, và sau đó tràn vào bể sinh học hiếu khí – MBBR. Ba công trình đơn vị này quan trọng nhất trong hệ thống xử lý nước thải, có vai trò quyết định chất lượng dòng nước thải đầu ra.

Bể lọc sinh học kỵ khí – UASB được xây kín có nắp thăm và ống thoát khí trên mặt. Trong bể lắp các giá thể cố định (sợi tơ Nylon) để vi sinh vật dính bám lên đó mà sinh trưởng và phát triển. Nhờ vậy, phần lớn chất hữu cơ trong nước thải được phân hủy, giúp giảm tải cho quá trình hiếu khí phía sau.

Bể lọc sinh học thiếu khí– ANOXIC có lắp đặt mấy khuấy chìm – Mixer để khuấy trộn đều, và bơm tuần hoàn đẩy nước ở cuối bể sinh học hiếu khí – MBBR (sau quá trình Nitrat hóa và Phosphat hóa) về liên tục, cho nên bể ANOXIC có khả năng giải phóng Nitrat và Phosphat, khử Nitơ và Phospho rất tốt.

Bể lọc sinh học hiếu khí– MBBR là một giải pháp công nghệ tiến tiến, kết hợp cùng lúc 02 chủng loại vi sinh vật hiếu khí:dính bám và lơ lửng. Chúng được cung cấp Oxy bằng hệ thống sục khí để sinh trưởng và phát triển mà phân hủy hầu hết hàm lượng chất hữu cơ.

Trong bể MBBR có thả vật liệu đệm di động “Các quả cầu nhựa chứa sợi tổng hợp” làm giá thể cho các vi sinh vật dính bám, loại vật liệu đệm này rất tiện dụng vì không cần phải có khung treo hay giá đỡ mà chỉ cần thả trực tiếp vào bể.

Vật liệu đệm di động sẽ phân bố đều khắp trong bể làm tăng khả năng tiếp xúc giữa các vi sinh vật và dòng nước thải nên hiệu quả xử lý tăng cao.

Bể lắng ly tâm giữ chức năng lắng lượng bùn sinh học trôi ra khỏi bể MBBR để bơm bùn tuần hoàn lại làm ổn định mật độ vi sinh, phần bùn dư được đẩy sang bể nén bùn để tách nước, bùn cô đặc có thể định kỳ thu gom xử lý hoặc tái sử dụng trong nhiều mục đích.

Trong bể lắng ly tâm có lắp hệ thống motor khuấy gạt bùn để tạo lực ly tâm giúp chất rắn lơ lửng dễ lắng xuống và gom về đáy bể. Lớp nước trong trên mặt bể lắng tự chảy sang bể trung gian. Tại đây có lắp hệ thống bơm lọc để đẩy nước qua bể lọc áp lực.

Trong bể lọc áp lực có các lớp vật liệu sau: sỏi lọc + than hoạt tính + cát thạch anh, nhằm lọc sạch cặn bẩn và hấp phụ lượng tạp chất còn sót lại trong dòng nước thải.

Nước sau lọc áp lực sẽ tự chảy qua bể khử trùng, trên đường ống dẫn có lắp hệ thống bơm định lượng để châm hóa chất (Javen – NaOCl) nhằm khử hết các loại vi khuẩn gây bệnh tránh phát tán vào môi trường.

Tại bể khử trùng có đặt bơm rửa lọc để rửa ngược cho bể lọc áp lực. Bùn rửa lọc cũng cho vào bể chứa bùn.

Bể nén bùn có chức năng lưu trữ lượng bùn dư, lắng tách nước và làm giảm độ ẩm của bùn. Phần nước trong trên mặt được tuần hoàn về bể điều hòa, còn phần bùn cô đặc sẽ được bơm lên hệ thống máy ép bùn để ép khô, định kỳ thu gom xử lý hoặc tái sử dụng.

Hệ thống máy ép bùn băng tải đôi hoạt động theo cơ chế hai băng tải dạng lưới chuyển động ngược chiều nhau và cọ sát vào nhau, tạo nên lực ép khiến hỗn hợp nước và bùn phải tách pha, nước rơi xuống qua lỗ lưới băng tải, còn bùn nằm trên băng tải được chuyển về máng thu để đóng gói.

Bùn thải sau khi ép có thể thu gom đi tiêu hủy hoặc tận dụng vào mục đích khác.